Cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu của tàu biển Việt Nam từ 500 GT trở lên?
- Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
- Cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng bao lâu?
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Trước đây, sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Như vậy, sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
- Hàng hải theo mức vận hành.
- Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
- Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Sỹ quan boong tàu (Hình từ Internet)
Cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên?
Cần đáp ứng những điều kiện sau đây để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 28 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng, trong đó có ít nhất 18 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên bao gồm 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Trước đây, điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 28 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Như vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên của tàu biển Việt Nam được quy định như sau:
- Điều kiện chuyên môn:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
+ Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
- Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
+ Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB;
+ Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng bao lâu?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Điều 19 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Trước đây, theo Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định về giấy chứng nhận khả năng chuyên môn như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyên viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận khả năng chuyên tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?