Căn cứ để ra quyết định thanh tra ngân hàng là yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đúng hay không?
- Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có được xem là căn cứ ra quyết định thanh tra ngân hàng hay không?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có phải là đối tượng thanh tra ngân hàng hay không?
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có phải là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có được xem là căn cứ ra quyết định thanh tra ngân hàng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về căn cứ ra quyết định thanh tra như sau:
Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
1. Chương trình, kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
Theo đó, việc ra quyết định thanh tra phải được dựa trên cơ sở một trong bốn căn cứ được quy định vụ thể theo Điều luật nêu trên.
Như vậy, yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thuộc một trong bốn căn cứ ra quyết định thanh tra. Do đó, yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là căn cứ ra quyết định thanh tra ngân hàng.
Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có được xem là căn cứ ra quyết định thanh tra ngân hàng hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có phải là đối tượng thanh tra ngân hàng hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP có quy định về đối tượng thanh tra ngân hàng cụ thể như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
- Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;
- Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng là đối tượng tượng thanh tra ngân hàng.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có phải là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Và, theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 20/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
Ngoài ra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi.
Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có phải là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?