Căn cứ để ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay là gì? Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Căn cứ để ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay là gì? Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay quy định thế nào? Câu hỏi của chị N.T.P ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Căn cứ để ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay là gì?

Theo điểm h khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

Hợp đồng chìa khóa trao tay được ký kết dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
3. Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.

Theo quy định trên, hợp đồng chìa khóa trao tay được ký kết dựa trên những căn cứ sau:

+ Các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.

+ Nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.

Hợp đồng chìa khóa trao tay

Hợp đồng chìa khóa trao tay (Hình từ Internet)

Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay quy định thế nào?

Hợp đồng chìa khóa trao tay có nội dung và khối lượng công việc được quy định tại Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
d) Đối với hợp đồng EPC: Là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
đ) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.
2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.

Theo đó, hợp đồng chìa khóa trao tay có nội dung và khối lượng công việc chủ yếu là:

+ Việc lập dự án đầu tư xây dựng.

+ Thiết kế.

+ Cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình.

+ Đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa.

+ Chuyển giao công nghệ.

+ Vận hành thử không tải và có tải.

+ Bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.

Tiến độ thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?

Quy định về tiến độ thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay tại Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.
4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn.
5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao.
6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).
7. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

Như vậy, tiến độ thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay gồm tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).

Hợp đồng chìa khóa trao tay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức tạm ứng Hợp đồng chìa khóa trao tay là bao nhiêu? Mức trần tạm ứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay thì tổng thầu có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng chìa khóa trao tay là gì? Hợp đồng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Căn cứ để ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay là gì? Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng chìa khóa trao tay
1,865 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng chìa khóa trao tay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng chìa khóa trao tay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào