Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội là gì?
- Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội là gì?
- Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện thế nào?
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được xác định ra sao?
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội là gì?
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, gồm các nội dung sau đây:
a) Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, công tâm, khách quan, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định của cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm;
c) Việc thực hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả công tác lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát;
c) Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
d) Kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề, về chất vấn và các nghị quyết, kết luận khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; kết luận, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; kết quả thực hiện các cam kết và các vấn đề đã hứa (nếu có).
Trước đây, căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Theo quy định căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện thế nào?
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội tại Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
1. Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
4. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội; gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm.
5. Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
6. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.
7. Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu.
8. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp khuyết Trưởng Đoàn để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự;
d) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
đ) Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
e) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu;
g) Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) quy định như sau:
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.
5. Tại kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo quy định nêu trên.
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội là gì? (Hình từ Internet)
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được xác định ra sao?
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
...
3. Tổng số phiếu được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu tín nhiệm quy định tại các điều 12, 13, 17 của Nghị quyết này và khoản 1, khoản 2 Điều này là tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
...
Theo quy định nêu trên thì có thể hiểu kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội sẽ dựa trên tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm.
Trước đây, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
...
3.Tổng số đại biểu Quốc hội, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu là số đại biểu của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu không được tính vào tổng số này.
...
Theo quy định nêu trên thì có thể hiểu kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội sẽ dựa trên tổng số đại biểu tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?