Cán bộ làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được chính sách ưu tiên gì hay không?
Cán bộ là ai theo quy định hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ như sau:
“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ trong thi hành công vụ ra sao?
Căn cứ Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của cán bộ trong thi hành công vụ như sau:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra Điều 11 Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng quy định về quyền của cán bộ được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ như sau:
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Cán bộ làm việc ở vùng khó khăn
Cán bộ làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa có được hưởng trợ cấp hoặc ưu tiên gì hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định này thì ngoài tiền lương ra thì cán bộ làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Ở Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tùy trường hợp đối tượng, điều kiện cụ thể đối với từng cán bộ mà họ sẽ được hưởng các phụ cấp như phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấp chuyển vùng,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?