Cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 trong những trường hợp nào thì khi mất được tổ chức Lễ tang Cấp cao?
- Cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 trong những trường hợp nào thì khi mất được tổ chức Lễ tang Cấp cao?
- Cơ quan nào xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao?
- Ban Tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao do ai quyết định?
Cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 trong những trường hợp nào thì khi mất được tổ chức Lễ tang Cấp cao?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 9 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp bậc quân hàm được tổ chức Lễ tang Cấp cao
Cán bộ Quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước), gồm:
...
8. Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ Lão thành cách mạng), cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
Theo đó, cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên thì khi mất được tổ chức Lễ tang Cấp cao.
Lễ tang trong Quân đội (Hình từ Internet)
Cơ quan nào xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phân cấp chủ trì tổ chức Lễ tang
1. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức Lễ tang đối với các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này; Tổng cục Chính trị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
2. Đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì tổ chức Lễ tang đối với các chức danh quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này; cơ quan chính trị các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
3. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét quyết định.
Như vậy, cơ quan xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao là cơ quan chính trị các đơn vị chủ trì.
Mà cơ quan chủ trì tổ chức Lễ tang là đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương.
Ban Tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang
1. Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình người hy sinh, từ trần.
Tùy theo chức danh của người hy sinh, từ trần, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
b) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Ban Tổ chức Lễ tang quyết định thành lập bộ phận giúp việc, gồm đại diện các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình của người hy sinh, từ trần, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức Lễ tang làm công tác phục vụ Lễ tang.
2. Lễ tang do đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định, gồm các cơ quan chức năng, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và gia đình người hy sinh, từ trần; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một đồng chí Thủ trưởng đơn vị;
b) Người hy sinh, từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương
Do đó, Ban Tổ chức Lễ tang đối với các cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ từ 1954 - 1975 được tổ chức Lễ tang cấp cao do Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc thọ người cao tuổi hay nhất 70, 80, 90, 100 tuổi năm 2025? Câu chúc mừng thọ ngắn gọn, ý nghĩa?
- Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi đầu xuân? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?