Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ đang trong thời gian thực thi nhiệm vụ thì phải mặc trang phục như nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì cán bộ công chức của Bộ Nội vụ đang trong thời gian thực thi nhiệm vụ thì phải mặc trang phục như nào? Câu hỏi của anh Hùng Dũng đến từ Quảng Ninh.

Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ đang trong thời gian thực thi nhiệm vụ thì phải mặc trang phục như nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021, có quy định:

Trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:
1. Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc (quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ). Khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.
4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
5. Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao).
6. Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
7. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức của Bộ Nội vụ đang trong thời gian thực thi nhiệm vụ thì phải mặc trang phục như sau:

- Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu.

- Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc (quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ).

- Khuyến khích nữ cán bộ công chức mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.

- Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

- Cán bộ công chức phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.

Cán bộ công chức

Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ (Hình từ Internet)

Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ trong thực thi nhiệm vụ cần phải tuân thủ những quy tắc ứng xử nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021, có quy định:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải làm:
a) Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
b) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật lao động.
c) Trong quá trình thực thi công vụ mà tiếp xúc trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet...) với tổ chức và công dân thì phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời; phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của tổ chức và công dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
d) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai cho tổ chức, công dân quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của tổ chức và công dân được giải quyết đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian quy định.
Trường hợp công việc bị kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức bằng văn bản nêu rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thông báo công khai cho tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.
đ) Riêng đối với công chức, viên chức ở lĩnh vực Thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định.
e) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Theo đó, cán bộ công chức của Bộ Nội vụ trong thực thi nhiệm vụ cần phải tuân thủ những quy tắc ứng xử được quy định như trên.

Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ có được từ chối các yêu cầu của người cần được giải quyết không?

Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021, có quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm như sau:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm:
a) Sa vào các tệ nạn xã hội dưới mọi hình thức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để giải quyết công việc nhằm trục lợi cá nhân, gia đình hoặc người thân (như vay, mượn, hứa hẹn, chạy việc, chạy dự án, đề án...) để chiếm dụng tiền hoặc tài sản của người khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
b) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân, gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu hoặc nhận giải quyết công việc bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc để trục lợi cá nhân; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, vướng mắc của tổ chức và công dân.
c) Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
d) Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.
đ) Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung cùng họ tên người viết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
e) Các việc khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức của Bộ Nội vụ không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.

Bộ Nội vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Nội vụ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Bộ Nội vụ năm 2023 là mẫu nào? Nộp hồ sơ dự tuyển công chức Bộ Nội vụ ở đâu?
Pháp luật
Quyết định 184/QĐ-BNV 2024 về Kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm? Thứ trưởng Bộ Nội vụ có phải là thành viên chính phủ không?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm? Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết những công việc gì theo quy định?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam có phải là thành viên Chính phủ không? Bộ trưởng có được ban hành thông tư không?
Pháp luật
Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành để làm gì? Việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Pháp luật
Cơ quan nào được cấp tài khoản quản trị trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nội vụ? Cơ quan được cấp tài khoản có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành nhằm mục đích gì? Ai có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Nội vụ
1,088 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Nội vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Nội vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào