Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những gì?
- Yêu cầu về nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?
- Được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp nào?
Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những gì?
Theo Điều 4 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.
2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Theo đó, cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng 03 tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.
+ Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
+ Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Yêu cầu về nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông thì cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐT ban hành theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập Biên bản vụ việc hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra Quyết định phân công cán bộ xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 04/TNĐT ban hành theo Thông tư này và lập Kế hoạch xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 03/TNĐT ban hành theo Thông tư này được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; việc lập Biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 43/BB-VPHC ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân (Thông tư số 07/2019/TT-BCA) được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. Biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Thông tư này.
Theo đó, khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh những nội dung sau đây:
+ Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy gây ra;
+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
+ Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
+ Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp nào?
Theo Điều 16 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông
1. Trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông. Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền.
2. Trước khi dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải chọn thời gian, thời tiết, phương tiện phù hợp như khi xảy ra vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình dựng lại hiện trường phải có phương án phòng ngừa thiệt hại và không làm cản trở, ùn tắc giao thông.
3. Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
4. Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.
Theo đó, trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông thì tổ chức được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả;
+ Xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông
Ngoài ra, việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần tuân thủ các yêu cầu như sau:
(1) Trước khi dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:
+ Phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền;
+ Phải chọn thời gian, thời tiết, phương tiện phù hợp như khi xảy ra vụ tai nạn giao thông.
(2) Trong quá trình dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:
+ Phải có phương án phòng ngừa thiệt hại và không làm cản trở, ùn tắc giao thông.
+ Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
(3) Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:
+ Phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường dựng lại;
+ Những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?