Cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy? Ai chỉ huy thực hiện biện pháp phòng thủ dân sự?
Biện pháp cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm là biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ mấy?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, biện pháp cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm là biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1.
Biện pháp cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm là biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ mấy? (hình từ internet)
Ai chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự để thực hiện biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như sau:
Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để ứng phó kịp thời ngay khi sự cố, thảm họa xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự trên địa bàn để thực hiện biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1.
Lưu ý: Theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
- Lực lượng nòng cốt bao gồm:
+ Dân quân tự vệ, dân phòng;
+ Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để ứng phó kịp thời ngay khi sự cố, thảm họa xảy ra trên địa bàn quản lý.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Đồng thời, nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự;
- Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?