Cầm cố tài sản là gì? Cửa hàng cầm đồ có quyền cho người khác thuê lại tài sản cầm cố hay không?
Cầm cố tài sản là gì?
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo đó, cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố tài sản
Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản?
Hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định tại Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Như vậy, kể từ thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố có hiệu lực.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản quy định thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định tại Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.”
Theo đó, bên cầm cố có nghĩa vụ:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố
Đối với nghĩa vụ giao tài sản cầm cố còn được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Về quyền, bên cầm cố được thực hiện:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Đối với quyền được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Về quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố
1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.”
Theo đó, người nhận cầm cố được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi luật định như trên.
Từ những quy định trên, người nhận cầm cố có quyền cho thuê, mướn tài sản cầm cố nếu đã có thỏa thuận với bên cầm cố theo khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 và người cầm cố có quyền yêu cầm chấm dứt việc cho thuê, mướn tài sản cầm cố theo khoản 1 Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?