Cách xác định một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trung bình hay nhỏ như thế nào? Dựa vào những yếu tố, tiêu chí gì?

Cách xác định một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trung bình hay nhỏ như thế nào? Chị cho em hỏi làm sao để xác định cơ sở sản xuất kinh doanh của mình thuộc quy mô doanh nghiệp lớn hay trung bình hay nhỏ ạ? Em thấy nhiều bài viết, nhưng chưa rõ quy định ở đâu. Nhờ chị hỗ trợ giúp. Câu hỏi của bạn Quế Hương (Sóc Trăng).

Cách xác định một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trung bình hay nhỏ như thế nào?

Theo như hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Như quy định này thì có ba tiêu chí để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hay doanh nghiệp vừa bao gồm: số người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm; tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn của năm.

Trong đó cần xác định rõ cặp tiêu chí là số người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và tổng doanh thu của năm hoặc số người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và tổng nguồn vốn của năm để xác định chính xác.

Từng lĩnh vực (chia làm 2 nhóm lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hoặc thương mại và dịch vụ) sẽ có những tiêu chí cụ thể để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Tuy không có quy định rõ trường hợp nào được xác định là doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng có thể xác định được những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa thì có thể suy ra được những doanh nghiệp không thuộc những trường hợp này được xác định là doanh nghiệp lớn.

Cụ thể đối với lĩnh vực vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thì doanh nghiệp đó khi sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 201 người trở lên và tổng doanh thu của năm trên 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm trên 100 tỷ đồng thì được xác định là doanh nghiệp lớn.

Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì doanh nghiệp đó khi sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 101 người trở lên và tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm trên 100 tỷ đồng thì được xác định là doanh nghiệp lớn.

Cách xác định một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trung bình hay nhỏ như thế nào?

Cách xác định một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trung bình hay nhỏ như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm để xác định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về cách xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

Cách xác định tổng nguồn vốn để xác định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Điều 8 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

1. Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Cách xác định tổng doanh thu để xác định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều 9 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về cách xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?
Pháp luật
Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Pháp luật
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải cung cấp những thông tin nào? Hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào?
Pháp luật
Để thành lập khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo gửi báo cáo hoạt động về cơ quan chuyên môn định kỳ theo tháng hay theo năm?
Pháp luật
Tiện ích văn phòng là gì? Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có bắt buộc phải có các tiện ích văn phòng không?
Pháp luật
Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng những hỗ trợ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành có được hỗ trợ duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử không?
Pháp luật
Mức hỗ trợ đào tạo chuyên sâu mà doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được khi tham gia cụm liên kết ngành là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
55,130 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào