Cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất?
- Cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất?
- Trách nhiệm đánh giá viên chức được quy định như thế nào?
- Viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức đúng không?
Cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất?
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Tải về Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất
Hướng dẫn cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức:
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Chính trị tư tưởng: Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững chắc; kiên định lập trường; không dao động trước những khó khăn, thử thách. Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc, nhân dân và tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Chủ động nghiên cứu, học hỏi và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng vào thực tiễn công tác. 2. Đạo đức, lối sống: Kiên quyết không tham gia vào các hành vi tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của Đảng và Nhà nước. Tuyệt đối không để xảy ra những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, luôn duy trì phẩm chất và đạo đức cách mạng, gương mẫu trong mọi hành động. Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, tránh phô trương, xa hoa, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, thể hiện sự kính trọng và hòa nhã với mọi người. Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện, và hiệu quả. 3. Tác phong, lề lối làm việc: Có trách nhiệm cao đối với công việc, luôn chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Áp dụng phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, tuân thủ đúng các nguyên tắc và quy định trong công việc. Thể hiện tinh thần trách nhiệm và khả năng phối hợp tốt trong công việc chung, đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Luôn duy trì thái độ đúng mực, phong cách ứng xử lịch sự, chuyên nghiệp và lề lối làm việc chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu của văn hóa công vụ. 4. Ý thức tổ chức kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc sự phân công, chỉ đạo của Ban, cơ quan, tổ chức đoàn thể, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn chủ động tham gia và đóng góp ý tưởng, sáng kiến trong quá trình công tác. Tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đảm bảo mọi hành động và quyết định trong công việc đều tuân theo các quy chuẩn và nguyên tắc đã đề ra. Cung cấp báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và khách quan về mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, báo cáo kịp thời và đầy đủ về các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi có yêu cầu, bảo đảm thông tin luôn minh bạch và dễ hiểu. 5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, nghiêm túc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, làm việc tích cực, tận tụy và hết mình với công việc. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được đánh giá dựa trên sự tuân thủ các quy định pháp luật, kế hoạch đã đề ra hoặc các công việc cụ thể được giao; đồng thời xem xét khối lượng công việc, tiến độ thực hiện và chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ. 6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp): Thái độ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp thể hiện sự tận tâm, tôn trọng và chu đáo. Luôn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã, sẵn sàng lắng nghe và giải quyết vấn đề của công dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và công bằng. Thân thiện, chuyên nghiệp, giúp người dân và doanh nghiệp cảm thấy thoải mái, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công. Đồng thời, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong quy trình giải quyết công việc, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để họ có thể hiểu rõ về các thủ tục và quy định. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ 7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách: 8. Năng lực lãnh đạo, quản lý. 9. Năng lực tập hợp, đoàn kết: |
Lưu ý: Hướng dẫn nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm đánh giá viên chức được quy định như thế nào?
Trách nhiệm đánh giá viên chức được quy định tại Điều 43 Luật Viên chức 2010 cụ thể như sau:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức đúng không?
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
...
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
...
Theo đó, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe? Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những người nào?
- Mọi chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có được thực hiện công bố và sử dụng công khai hay không?
- Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm nào?
- Quỹ dự trữ tài chính do ai làm chủ tài khoản? Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong trường hợp nào?
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì? 03 nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?