Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Cán bộ, công chức hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mức phụ cấp được xác định như thế nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải đáp ứng điều kiện gì?
Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như công thức như sau:
Công thức tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động kể từ ngày 01/7/2024 được xác định như sau:
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp | = | Mức lương cơ sở | x | Hệ số phụ cấp hiện hưởng |
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp | = | Mức lương | + | Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo | + | Mức phụ cấp thâm niên vượt khung | x | Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng |
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mức phụ cấp được xác định như thế nào?
Xác định mức phụ cấp đối cán bộ, công chức hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
...
3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
...
Theo đó, đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp theo quy định pháp luật. Mức phụ cấp được xác định như sau:
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.
+ Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
- Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
+ Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.
++ Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
+ Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
+ Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải đáp ứng điều kiện gì?
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải thuộc một trong các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
- Nghị định 33/2012/NĐ-CP
- Nghị định 45/2010/NĐ-CP
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- Luật Viên chức 2010
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019
- Luật Cán bộ, công chức 2008
- Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Nghị định 33/2023/NĐ-CP
- Thông tư 07/2024/TT-BNV
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?