Cách điền mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng?
- Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng mới nhất?
- Cách điền mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng?
- Hình thức, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng ra sao?
Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng mới nhất?
Hiện nay, mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng là mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng mới nhất 2023
Cách điền mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng?
Cách điền mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng được hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Ghi đúng trình độ đào tạo đăng ký dự kiểm định (Trung cấp).
(2) Người viết phiếu tích dấu X vào ô Nam, Nữ tương ứng với giới tính.
(3) Ghi rõ tỉnh, thành phố để làm cơ sở bố trí địa điểm kiểm định phù hợp.
(4) Ghi rõ: Trình độ, chuyên ngành, hình thức đào tạo, xếp loại, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp, tên đơn vị cấp.
(5) Ghi rõ khu vực đăng ký dự kiểm định (ví dụ: tại khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam hay tỉnh, thành phố và thời gian dự kiểm định là đợt 1 hay đợt 2).
Cách điền mẫu Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng? (Hình từ Internet)
Hình thức, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng ra sao?
Hình thức, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Căn cứ trên quy định hình thức, nội dung và thời gian kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng:
(1) Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
(2) Nội dung kiểm định:
- Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn;
- Hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước;
- Quản lý hành chính nhà nước;
- Quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ;
- Kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
(3) Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cao đẳng như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
- Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?