Cách đánh số hiệu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như thế nào? Bố cục của một chuẩn mực gồm có mấy phần?
Cách đánh số hiệu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 3 Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 443/QĐ-BTC năm 2010 quy định như sau:
3. Số hiệu, ký hiệu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
a) Số hiệu: Từng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có tên gọi và số hiệu riêng biệt. Số hiệu của mỗi chuẩn mực được đánh theo số hiệu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trường hợp phải ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam riêng thì dánh số hiệu theo thứ tự lô gíc cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành.
b) Ký hiệu: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ký hiệu là VSA (gồm các chữ cái đầu của tên gọi Tiếng Anh Vietnamese Standards on Auditing).
Căn cứ trên quy định từng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có tên gọi và số hiệu riêng biệt.
- Số hiệu của mỗi chuẩn mực được đánh theo số hiệu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
- Trường hợp phải ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam riêng thì đánh số hiệu theo thứ tự lô gíc cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành.
Ngoài ra, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam có ký hiệu là VSA (gồm các chữ cái đầu của tên gọi Tiếng Anh Vietnamese Standards on Auditing).
Cách đánh số hiệu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Bố cục của một chuẩn mực kiểm toán Việt Nam gồm có mấy phần?
Theo Điều 4 Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 443/QĐ-BTC năm 2010 quy định bố cục của một chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như sau:
Mỗi chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đều có tên gọi, số hiệu, bố cục theo phần, mục, đoạn, có tiêu đề của phần, mục và có số thứ tự “đoạn”.
Mỗi kiểm toán Việt Nam bao gồm 02 phần: Quy định chung và Nội dung chuẩn mực.
(1) Quy định chung gồm: Phạm vi áp dụng, Mục đích và Giải thích thuật ngữ.
Mỗi chuẩn mực chỉ giải thích các thuật ngữ liên quan trực tiếp, sử dụng nhiều lần trong chuẩn mực đó và thuật ngữ phải giải thích để hiểu thống nhất; không giải thích lại các thuật ngữ đã giải thích ở chuẩn mực đã ban hành trước.
(2) Nội dung chuẩn mực gồm: Yêu cầu và Hướng dẫn áp dụng.
- Phần yêu cầu: Gồm các công việc hoặc thủ tục mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải áp dụng hoặc thực hiện đối với các vấn đề trọng yếu khi thực hiện công việc kiểm toán. Mỗi nội dung được lập thành đoạn riêng và ghi số liên tục từ 01, 02 cho đến hết tương đương với các đoạn của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đối với các đoạn Việt Nam cần quy định thêm thì ghi thêm chữ a, b... bên cạnh số đoạn tương đương với chuẩn mực quốc tế.
- Phần hướng dẫn áp dụng: Gồm các giải thích, hướng dẫn để kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện các công việc hoặc thủ tục đã quy định trong phần yêu cầu. Mỗi nội dung được lập thành đoạn riêng và ghi số liên tục từ A1, A2 cho đến hết tương đương với các đoạn của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đối với các đoạn cần hướng dẫn thêm thì thực hiện như phần yêu cầu trên đây.
Phần ghi chú để liên kết với các chuẩn mực kiểm toán khác hoặc liên kết từ phần yêu cầu với phần hướng dẫn, từ phần hướng dẫn đến phần yêu cầu được ghi trong ngoặc đơn (...).
Đối với các nội dung mà chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có quy định hoặc hướng dẫn mới, khác với chuẩn mực kiểm toán quốc tế thì in chữ nghiêng để thuận tiện cho việc theo dõi, áp dụng.
Ai có thẩm quyền xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kiểm toán Việt Nam?
Theo Điều 5 Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 443/QĐ-BTC năm 2010 quy định như sau:
5. Sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Trong quá trình thực hiện chuẩn mực kiểm toán nếu xét thấy cần sửa đổi, bổ sung từng chuẩn mực hoặc một số chuẩn mực thì Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (hoặc Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán thấy cần thiết) đề xuất nội dung sửa đổi trình Bộ Tài chính. Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán có trách nhiệm xem xét sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung; nội dung, kế hoạch sửa đổi, bổ sung chuẩn mực và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung cũng thực hiện theo Quy trình này.
Căn cứ trên quy định trong quá trình thực hiện chuẩn mực kiểm toán nếu xét thấy cần sửa đổi, bổ sung từng chuẩn mực hoặc một số chuẩn mực thì Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (hoặc Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán thấy cần thiết) đề xuất nội dung sửa đổi trình Bộ Tài chính.
Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán có trách nhiệm xem xét sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung; nội dung, kế hoạch sửa đổi, bổ sung chuẩn mực và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?