Các trường hợp nào không xem xét công nhận người có công với cách mạng? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng?
- Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng?
- Theo quy định pháp luật trường hợp nào không xem xét công nhận người có công với cách mạng?
- Trường hợp tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định pháp luật?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng?
Theo Điều 7 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng
1. Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
4. Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo quy định pháp luật trường hợp nào không xem xét công nhận người có công với cách mạng?
Tại Điều 53 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định:
Các trường hợp không xem xét công nhận người có công với cách mạng
1. Không xem xét công nhận người có công với cách mạng trong các trường hợp sau đây:
a) Tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi; đang chấp hành án phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo, tù chung thân, tử hình hoặc bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân;
b) Chết, bị thương, bị bệnh do tự mình gây ra; vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của cơ quan, đơn vị; do tai nạn không phải do hành vi của đối tượng phạm tội gây ra.
2. Không xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đối với người bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Trường hợp tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định pháp luật?
Theo Điều 54 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020
Tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng
Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi thì bị tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định sau đây:
1. Người phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi;
2. Người xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian xuất cảnh, mất tích;
3. Người có công với cách mạng mà tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi;
4. Người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân, tử hình thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật;
5. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bị khai trừ ra khỏi Đảng thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bị khai trừ;
6. Người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này vi phạm tội do lỗi cố ý thì thân nhân của họ cũng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.
Người có công với cách mạng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì thân nhân của họ cũng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi.
Quản lý, sử dụng kinh phí chi thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
Mẫu bản khai cá nhân Đề nghị bổ sung hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290 mới nhất là mẫu nào?
Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ theo Quyết định 1301/QĐ-CTN?
12 chiến sĩ hy sinh ở đâu trong tai nạn diễn tập Quân khu 7? 12 chiến sĩ hy sinh quê ở đâu?
Mẫu bài thu hoạch tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh? Thân nhân liệt sĩ thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là ai?
8 nhóm đối tượng người có công với cách mạng nào được đề xuất tặng quà của Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ?
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách người có công với cách mạng thì có được bồi thường khi thu hồi đất không?
Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định như thế nào?
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những nội dung gì và nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?