Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế phải có trách nhiệm như thế nào?
- Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế phải có trách nhiệm như thế nào?
- Khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm những nội dung gì?
- Đoàn kiểm tra cần phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc điều tra?
Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 33 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế như sau:
Giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế để góp phần tăng cường đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định các hệ thống thanh toán quan trọng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống.
4. Tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
5. Các tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm chấp hành các quy định và thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước; ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
Như vậy, các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm chấp hành các quy định và thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng còn phải ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về việc cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng như sau:
Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng
1. Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc tổ chức vận hành không tuân thủ quy định pháp luật về hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.
2. Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.
Như vậy, việc khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trong sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc tổ chức vận hành không tuân thủ quy định pháp luật về hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.
- Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.
Đoàn kiểm tra cần phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc điều tra?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về việc kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng như sau:
Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng
...
4. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, lập biên bản làm việc về kết quả kiểm tra và ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của tổ chức vận hành, bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, kết quả kiểm tra; đề xuất, khuyến nghị các biện pháp xử lý kết quả kiểm tra (nếu có); thời hạn khắc phục, báo cáo kết quả thực hiện khuyến nghị (nếu có). Biên bản làm việc được lập thành 02 bản, tổ chức vận hành giữ 01 bản để thực hiện các khuyến nghị của đoàn kiểm tra.
5. Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của đoàn kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.
6. Đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
7. Đơn vị giám sát có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các khuyến nghị của tổ chức vận hành.
Như vậy, đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất? Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản thế nào?
- Mẫu đơn xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn là mẫu nào? Được cấp lại giấy đăng ký kết hôn khi nào?
- Mẫu tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng là mẫu nào?
- Mẫu bản luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự mới nhất? Tải mẫu bản luận tội?
- Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần?