Các tiêu chuẩn về nhà xưởng và cấu trúc đáp ứng về vệ sinh thực phẩm có áp dụng được cho các sạp bán ngoài chợ hay không?

Dạ cho em hỏi hiện nay em muốn thuê sạp bán thực phẩm ngoài chợ muốn tìm hiểu tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm thì không biết các tiêu chuẩn về xây dựng đối với điểm bán thế nào ạ? - Câu hỏi của bạn Xuân Nguyên (Vĩnh Long).

Các tiêu chuẩn về nhà xưởng và cấu trúc đáp ứng về vệ sinh thực phẩm có áp dụng được cho các sạp bán ngoài chợ hay không?

Các tiêu chuẩn về nhà xưởng và cấu trúc đáp ứng về vệ sinh thực phẩm có áp dụng được cho các sạp bán ngoài chợ hay không?

Các tiêu chuẩn về nhà xưởng và cấu trúc đáp ứng về vệ sinh thực phẩm có áp dụng được cho các sạp bán ngoài chợ hay không? (HÌnh từ Internet)

Hiện nay tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu tiêu chuẩn về nhà xưởng như sau:

Nhà xưởng và các phòng
4.2.1 Thiết kế và bố trí
Việc thiết kế bên trong và bố trí mặt bằng của cơ sở chế biến thực phẩm cần cho phép việc thực hành vệ sinh thực phẩm tốt, bao gồm cả việc bảo vệ chống lây nhiễm chéo giữa và trong các hoạt động chế biến và xử lý thực phẩm, khi thích hợp.
4.2.2 Cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng
Cấu trúc bên trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu bền chắc và dễ thực hiện bảo dưỡng, làm sạch, khi cần có thể tẩy trùng được. Đặc biệt, khi thích hợp, các điều kiện cụ thể sau đây phải được thỏa mãn, để bảo vệ sự an toàn và phù hợp của thực phẩm:
- bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được làm bằng vật liệu không thấm, không độc hại đúng như ý đồ thiết kế;
- tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác;
- sàn nhà phải được xây dựng sao cho dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh;
- trần và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế, xây dựng để làm sao có thể giảm tối đa sự tích tụ bụi, ngưng tụ hơi nước và khả năng rơi của chúng;
- cửa sổ phải dễ làm sạch, được thiết kế sao cho nó có thể hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, ở những nơi cần thiết, phải lắp các hệ thống chống côn trùng, có khả năng tháo lắp và làm sạch được, ở nơi cần thiết, cần phải cố định các cửa sổ.
- cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch và khi cần, phải dễ tẩy rửa.
- bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tốt, bền vững, dễ làm sạch, dễ bảo dưỡng và tẩy trùng. Chúng phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước, trơ đối với thực phẩm, trơ đối với các chất tẩy rửa, chất tẩy trùng trong những điều kiện hoạt động bình thường.
4.2.3 Nhà xưởng tạm thời/lưu động và các máy bán hàng tự động
Nhà xưởng và cấu trúc được đề cập ở đây bao gồm cả các quầy bán hàng ở chợ, quầy bán lưu động và xe bán hàng rong ngoài phố, các nhà xưởng tạm thời, tại đó thực phẩm được xử lý chẳng hạn như các lều và rạp.
Nhà xưởng và cấu trúc như vậy phải được bố trí, thiết kế và xây dựng sao cho tránh được ở mức tối đa sự ô nhiễm thực phẩm và sự cư trú của sinh vật gây hại.
Khi áp dụng những điều kiện và yêu cầu đặc biệt này, bất kỳ mối nguy nào cho vệ sinh thực phẩm liên quan đến những phương tiện trên phải được kiểm soát đầy đủ để bảo đảm tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm.

Theo nội dung vừa đề cập thì đối với sạp bán ngoài chợ chị có thể sử dụng tiêu chuẩn về nhà xưởng và các phòng nêu trên để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm các phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh tại điểm bán thực phẩm được yêu cầu thế nào?

Theo tiểu mục 4.4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) thì để đảm bảo vệ sinh thực phẩm cần có các phương tiện vệ sinh cá nhân để luôn duy trì chế độ vệ sinh cá nhân ở mức thích hợp nhằm tránh nhiễm bẩn cho thực phẩm, khi thích hợp, các phương tiện đó phải bao gồm:

- Phương tiện để rửa và làm khô tay, như chậu rửa có hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh (hoặc có nhiệt độ phù hợp, có thiết bị kiểm soát).

- Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh; và

- Có các phương tiện, khu vực riêng biệt và hợp lý để nhân viên thay quần áo;

- Các phương tiện trên phải được bố trí và thiết kế hợp lý.

Các phương tiện thích hợp để bảo quản thực phẩm được thiết kế và xây dựng như thế nào?

Theo tiểu mục 4.4.8 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu như sau:

Khi cần, phải bố trí phương tiện thích hợp để bảo quản thực phẩm, cũng như bảo quản các chất liệu và các hóa chất phi thực phẩm (như các chất tẩy rửa, dầu nhờn, nhiên liệu).

Khi thích hợp, phương tiện dùng để bảo quản thực phẩm phải được thiết kế và xây dựng sao cho:

- Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh thuận lợi;

- Tránh được sinh vật gây hại xâm nhập và ẩn náu;

- Bảo vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm trong khi bảo quản, và

- Khi cần, tạo ra được một môi trường nhằm giảm đến mức tối thiểu sự hư hại của thực phẩm (ví dụ bằng cách kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm không khí).

Những loại phương tiện bảo quản, được bố trí sẽ tùy thuộc vào tính chất của thực phẩm. Nơi cần, phải bố trí các phương tiện riêng, an toàn để cất giữ các vật liệu tẩy rửa và chất độc hại.

An toàn vệ sinh thực phẩm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có phải đi tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với bếp ăn nấu 700 phần/ngày không?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế có chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
Pháp luật
Theo nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm, khi xây dựng cơ sở sản xuất cần phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Pháp luật
TCVN 5603:2023 về vệ sinh thực phẩm? Mục đích ban hành tiêu chuẩn về nguyên tắc chung vệ sinh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm cần tuân thủ điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm có ruồi xâm nhập sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng ăn uống có côn trùng xâm nhập thì có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh kẹo có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Hệ thống HACCP trong đảm bảo vệ sinh thực phẩm được xây dựng và vận hành dựa trên các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải tham gia tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm? Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như thế nào mới đạt điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Chủ cơ sở phải tự tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên hay do một đơn vị có thẩm quyền thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh thực phẩm
2,607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào