Các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN? Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo những gì?

Về các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em dưới 16 tuổi thì những sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN? Cá nhân tổ chức có trách nhiệm gì trong kinh doanh đồ chơi trẻ em? Và trong phương pháp thử đối với đồ chơi trẻ em sẽ gồm những loại thử nghiệm gì?

Trong phương pháp thử đối với đồ chơi trẻ em sẽ gồm những loại thử nghiệm gì?

Căn cứ tại Mục 3 QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1 Thử yêu cầu an toàn về cơ lý
Thử yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
3.2 Thử yêu cầu an toàn về tính cháy
Thử yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy
3.3 Thử yêu cầu an toàn về hóa học
- Thử mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
- Thử pH của các dung dịch lỏng theo TCVN 8317-9:2010 (ISO 787-9:1981), Phương pháp thử chung cho bột màu và chất độn - Xác định pH trong dung dịch nước.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong vật liệu dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 7421-1:2013 (ISO 14184-1:2011), Vật liệu dệt-Xác định formaldehyt - Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết nước).
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8307:2010 (EN 645:1993), Giấy và cactông tiếp xúc với thực phẩm - Chuẩn bị nước chiết lạnh; TCVN 8308:2010 (EN 1541:2001), Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm - Xác định formaldehyt trong dung dịch nước chiết.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết gỗ liên kết bằng keo có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8330-3:2010 (EN 717-3:1996), Ván gỗ nhân tạo - Xác định formaldehyt phát tán - Phần 3: Formaldehyt phát tán bằng phương pháp bình thí nghiệm
- Thử hàm lượng các phtalat có trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.
- Thử hàm lượng một số amin thơm trong vật liệu đồ chơi theo TCVN 6238- 10:2010 (EN 71-10:2005), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 10: Hợp chất hóa hữu cơ - Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu; TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 11: Hợp chất hóa hữu cơ - Phương pháp phân tích."

Theo đó, sẽ gồm 03 yêu cầu trong phương pháp thử đó là thử yêu cầu an toàn về cơ lý, an toàn về tính cháy và an toàn về cơ học.

Đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em (Hình từ Internet)

Các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN?

Căn cứ tại Phụ lục II QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định như sau:

"PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ ĐỒ CHƠI TRẺ EM VÀ CÁC ĐỒ CHƠI KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT NÀY
1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
2. Ná bắn đá;
3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy;
17. Các loại xe có động cơ hơi nước;
18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em."

Như vậy, trên đây là danh mục về các sản phẩm không được xem là đồ chơi trẻ em bao gồm 23 sản phẩm.

Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo những gì?

Theo Mục 5 QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định như sau:

"5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5.1 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5.2 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 và thực hiện quy định tại Mục 4 của quy chuẩn kỹ thuật này.
5.3 Tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
5.4 Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
5.5 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em có trách nhiệm cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật này khi có yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5.6 Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy và có gắn dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định hiện hành."

Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 và thực hiện quy định tại Mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
3,868 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồ chơi trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào