Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Trường hợp nào người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Quy định về mức phạt vi phạm với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Với trường hợp của bạn anh Hoàng vì do bạn anh là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; do đó bạn anh sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trường hợp nào người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định thì:
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
+ Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2019, điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
Theo những quy định trên, bạn của anh không thuộc đối tượng được miễn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
- Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Ngoài ra, các điều kiện hưởng, mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động là người nước ngoài được thực hiện như đối với lao động là người Việt Nam và được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Quy định về mức phạt vi phạm với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
…
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, trên đây là các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức đóng, phương thức đóng và mức phạt vi phạm đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?