Các quy định pháp luật cần thiết nào cần phải tìm hiểu và nắm rõ khi đầu tư xây dựng bãi rác?
Trường hợp nào phải tiến hành xin chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng bãi rác?
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra quy định từ Điều 30 và Điều 31 Luật Đầu tư 2020 để xác định dự án của mình có phải xin phê duyệt chủ trương đầu tư hay không. Nếu có thì phải tiến hành xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng dẫn từ Điều 33 đến Điều 36 Luật Đầu tư 2020. Nếu không thì không cần làm thủ tục này.
Các quy định pháp luật cần thiết nào cần phải tìm hiểu và nắm rõ khi đầu tư xây dựng bãi rác?
Dự án xây dựng bãi rác có cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Tiếp theo, kiểm tra dự án có phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 hay không, cụ thể:
"Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này."
Nếu dự án rơi và các trường hợp trên thì bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 38 và Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2023: Tại Đây
Trình tự đầu tư xây dựng bãi rác được thực hiện như thế nào?
Trình tự đầu tư xây dựng công trình bạn thực hiện theo Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Trình tự đầu tư xây dựng
1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014, được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.
3. Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai."
Nếu dự án xây dựng thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Cần chú ý những gì về môi trường khi xây dựng bãi rác?
Về môi trường: Bạn kiểm tra Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP để xác định dự án của mình có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường hay không. Nếu không thuộc Phụ lục thì không cần làm.
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo hướng dẫn từ Điều 30 đến Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?