Các quốc gia cần làm gì để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào?

Em ơi cho anh hỏi: Các quốc gia cần làm gì để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào? Người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần trên cơ sở nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Phúc đến từ Long An.

Các quốc gia cần làm gì để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào?

Căn cứ theo Điều 16 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Không bị bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng
1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào, kể cả bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng trên cơ sở giới, bất kể trong hay ngoài gia đình.
2. Các quốc gia thành viên cũng tiến hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn chặn mọi hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, trong đó có thông qua bảo đảm những hình thức giúp đỡ, hỗ trợ thích hợp dành cho người khuyết tật trong giới hoặc lứa tuổi nhạy cảm hoặc gia đình, người chăm sóc họ, bao gồm thông qua cung cấp thông tin và giáo dục phòng tránh, nhận biết và báo lại những hành vi bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các dịch vụ bảo vệ này tôn trọng và phù hợp với lứa tuổi, giới và tình trạng khuyết tật của người liên quan.
3. Để ngăn chặn mọi hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi cơ sở vật chất và chương trình nhằm phục vụ người khuyết tật được cơ quan chức năng độc lập giám sát một cách hiệu quả.
4. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự bình phục về tâm lý, ý thức và thể chất, sự phục hồi và tái hòa nhập xã hội của người khuyết tật là nạn nhân của bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào, kể cả việc cung cấp dịch vụ bảo vệ. Sự bình phục và tái hòa nhập này phải diễn ra trong một môi trường có lợi cho sức khỏe, sự thoải mái, lòng tự trọng, nhân phẩm và tính tự lực của người liên quan, và cân nhắc những nhu cầu cụ thể về giới và lứa tuổi.
5. Các quốc gia thành viên phải thông qua pháp luật và chính sách hiệu quả, trong đó có pháp luật và chính sách dành cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em, để bảo đảm rằng mọi vụ việc bóc lột, bạo hành và lạm dụng đối với người khuyết tật đều phải được phát hiện, điều tra và truy tố nếu cần.

Như vậy, để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào, kể cả bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng thì các quốc gia cần phải tiến hành các biện pháp như trên.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần trên cơ sở nào?

Căn cứ theo Điều 17 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân
Mọi người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Theo đó, người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Người khuyết tật có được quyền thay đổi quốc tịch không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:
a. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;
b. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;
c. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;
d. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.
2. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.

Như vậy, người khuyết tật được quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lợi dụng hình ảnh của tổ chức vì người khuyết tật để nhận tiền quyên góp thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm học môn thể dục theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người khuyết tật có được quyền tiếp cận thông tin? Có bao nhiêu biện pháp tạo điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin?
Pháp luật
Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm khám chữa bệnh cho người khuyết tật đúng không? Người khuyết tật có được hỗ trợ chi phí trong thời gian khám chữa bệnh?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng hình ảnh người khuyết tật để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người khuyết tật bị mắc bệnh tâm thần có được hỗ trợ chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện không?
Pháp luật
Người khuyết tật có được ưu tiên mua vé tàu hỏa không? Mua vé tàu hỏa nhầm ngày thì có được đổi lại hay không hay phải bỏ mua vé khác?
Pháp luật
Phân biệt đối xử người khuyết tật là gì? Có được phân biệt đối xử với người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật nặng cần phải có người chăm sóc hoàn toàn? Người khuyết tật nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
727 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào