Các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng yêu cầu về chống sét như thế nào? Phương tiện quảng cáo ngoài trời có được dùng âm thanh hay không?
Các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng yêu cầu về chống sét như thế nào?
Tại tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2018/BXD về Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời có nêu như sau:
Chiếu sáng - Cấp điện - Chống sét
2.1.4.1 Chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải phù hợp với khu vực được chiếu sáng, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.
a) Các thiết bị chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải sử dụng loại thiết bị có hiệu suất năng lượng chiếu sáng cao, tiết kiệm năng lượng, an toàn trong quản lý, vận hành và sử dụng;
b) Các thiết bị chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có độ bền và tính ổn định cao; sử dụng các cảm biến hoặc các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng; sử dụng các lá chắn và nắp chụp tránh chập cháy;
c) Các thiết bị chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
2.1.4.2 Hệ thống điện chiếu sáng cho phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có nguồn cấp riêng và cầu dao, aptomat bảo vệ.
a) Hệ thống dây dẫn nguồn cấp điện phải có lớp vỏ cách điện để tránh bị gây chạm, chập điện từ dây nguồn, trong hộp đấu dây kỹ thuật do ảnh hưởng của thời tiết;
b) Các mối nối của hệ thống chiếu sáng bên trong phải đảm bảo yêu cầu cách điện, giảm thiểu tác dụng nhiệt tỏa ra từ các loại đèn chiếu sáng làm bắt lửa, gây cháy lan sang các bộ phận liền kề khác;
c) Hệ thống điện chiếu sáng cho phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
2.1.4.3 Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có hệ thống chống sét phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn.
2.1.4.4 Tính toán hệ thống cấp điện chiếu sáng, chống sét phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo quy định trong QCVN 12:2014/BXD và phải chọn đúng cấp bảo vệ của aptomat và tiết diện dây dẫn để tránh sự cố do quá tải.
Theo đó đối với phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có hệ thống chống sét phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn.
Tính toán hệ thống cấp điện chiếu sáng, chống sét phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD và phải chọn đúng cấp bảo vệ của aptomat và tiết diện dây dẫn để tránh sự cố do quá tải.
Các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng yêu cầu về chống sét như thế nào? Phương tiện quảng cáo ngoài trời có được dùng âm thanh hay không? (Hình từ Internet)
Phương tiện quảng cáo ngoài trời có được dùng âm thanh hay không?
Tại tiểu mục 2.2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2018/BXD quy định về màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời có nêu như sau:
Đối với màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời
2.2.2.1 Màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
2.2.2.2 Màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời đứng độc lập có chiều cao tối thiểu tính từ điểm cao nhất của mặt đường đến cạnh dưới của màn hình là 5 m.
2.2.2.3 Trường hợp màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời gắn/ốp vào mặt ngoài công trình áp dụng quy định tại 2.2.1.7 và 2.2.1.8.
Theo đó chỉ có phương tiện quảng cáo là màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời sẽ không được dùng âm thanh.
Yêu cầu đối với các mặt của biển quảng cáo cắn cố định vào mặt ngoài các công trình đặt ngoài trời thế nào?
Tại tiểu mục 2.2.1.7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2018/BXD có quy định yêu cầu với các mặt của biển quảng cáo ngoài trời như sau:
2.2.1.7 Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp cố định vào mặt ngoài các công trình thấp tầng phải đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ cứu nạn; không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, kết cấu của công trình; phải liên kết cố định, chắc chắn với công trình và các quy định sau:
2.2.1.7.1 Mặt trước hoặc mặt sau: Mỗi tầng được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc liền kề biển hiệu (nếu có); Trường hợp không có biển hiệu cũng chỉ được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc:
a) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn ngang: nhô ra khỏi mặt ngoài công trình tối đa 0,2 m với chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang công trình;
b) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn dọc: ốp/gắn sát vào mặt ngoài công trình với chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt bảng quảng cáo.
2.2.1.7.2 Mặt bên: Bảng quảng cáo, hộp đèn phải liên kết chắc chắn, cố định sát vào mặt bên công trình. Số lượng và vị trí bảng quảng cáo, hộp đèn phải phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và tuân theo quy định sau:
a) Diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn chỉ cho phép tối đa bằng 50% diện tích mặt bên công trình với kích thước không vượt quá giới hạn mặt bên công trình tại vị trí đặt bảng;
b) Đối với công trình có chiều cao đến 4 tầng, chiều cao của bảng quảng cáo, hộp đèn không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
c) Đối với công trình có chiều cao từ 5 tầng trở lên, toàn bộ diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn không vượt quá giới hạn diện tích mặt bên công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?