Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia?
Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học
1. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động:
Hội đồng khoa học làm việc theo nguyên tắc tập trung, các vấn đề được thảo luận công khai và quyết định theo đa số. Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học phải có tối thiểu 2/3 số thành viên tham gia. Nghị quyết của Hội đồng khoa học chỉ có giá trị khi có trên ½ tổng số thành viên của Hội đồng khoa học biểu quyết tán thành. Những ý kiến chưa thống nhất được ghi trong biên bản để báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
2. Hội đồng khoa học làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác được thông qua tại các kỳ họp.
3. Các thành viên Hội đồng khoa học khi tham gia các nhóm thực hiện chương trình, kế hoạch khoa học và công nghệ có thể với tư cách chủ trì hoặc chỉ là thành viên dưới sự chủ trì của một hoặc một số thành viên khác.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, các phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước phải có tối thiểu 2/3 số thành viên tham gia.
Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia? (Hình từ Internet)
Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước hoạt động theo phương thức nào?
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Phương thức hoạt động của Hội đồng khoa học
1. Tổ chức thảo luận, cho ý kiến tại các phiên họp thường kỳ, đột xuất.
2. Các thành viên cho ý kiến bằng văn bản.
Theo đó, Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước hoạt động theo phương thức sau đây:
- Tổ chức thảo luận, cho ý kiến tại các phiên họp thường kỳ, đột xuất.
- Các thành viên cho ý kiến bằng văn bản.
Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước tham mưu đề xuất với Tổng Kiểm toán nhà nước về những vấn đề gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng khoa học
1. Thảo luận, đóng góp ý kiến về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và nội dung phát triển khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước hàng năm, trung hạn, dài hạn và theo từng giai đoạn.
2. Tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước về:
a. Kế hoạch, giải pháp nghiên cứu khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước.
b. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thẩm định đề cương, thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia đánh giá nghiệm thu đề tài, chương trình nghiên cứu.
3. Tham mưu, đề xuất với Tổng Kiểm toán nhà nước:
a. Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
b. Kế hoạch phối hợp với các cơ quan trong nước, các tổ chức quốc tế và các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước để trao đổi thông tin khoa học, kinh nghiệm hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác của Kiểm toán nhà nước.
c. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Kiểm toán nhà nước.
d. Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài Kiểm toán nhà nước có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước.
4. Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quản lý cụ thể hóa các chế độ, chính sách của nhà nước về khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước.
5. Thực hiện các hoạt động tư vấn khác theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
6. Được sử dụng con dấu của Kiểm toán nhà nước trong quá trình hoạt động.
Như vậy, Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước tham mưu đề xuất với Tổng Kiểm toán nhà nước về:
- Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
- Kế hoạch phối hợp với các cơ quan trong nước, các tổ chức quốc tế và các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước để trao đổi thông tin khoa học, kinh nghiệm hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác của Kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Kiểm toán nhà nước.
- Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài Kiểm toán nhà nước có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?