Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến không?
- Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến không?
- Yêu cầu đối với hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến như thế nào?
- Cơ quan nào có quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến?
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến không?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định về các hình thức phản ánh, kiến nghị như sau:
Hình thức phản ánh, kiến nghị
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
1. Văn bản.
2. Điện thoại.
3. Phiếu lấy ý kiến.
4. Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Căn cứ theo quy định trên thì các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến.
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị như sau:
Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị
...
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến:
a) Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.
b) Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:
- Gửi công văn lấy ý kiến
- Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
c) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
d) Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.
...
Theo đó, yêu cầu đối với hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến như sau:
- Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.
- Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:
+ Gửi công văn lấy ý kiến
+ Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
+ Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua Phiếu lấy ý kiến?
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
2. Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Theo quy định nêu trên thì đối với hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?