Các nguồn lực cho hoạt động chống dịch bệnh truyền nhiễm được huy động như thế nào và Ban chỉ đạo chống dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những cơ quan nào?
Các nguồn lực cho hoạt động chống dịch bệnh truyền nhiễm được huy động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 41 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Huy động các nguồn lực cho hoạt động chống dịch
1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khỏe nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.
2. Tài sản đã huy động nếu được hoàn trả phải được vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trước khi hoàn trả.
3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định của Luật này.
Theo đó, các nguồn lực cho hoạt động chống dịch bệnh truyền nhiễm được huy động như sau:
- Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khỏe nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch.
Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.
- Tài sản đã huy động nếu được hoàn trả phải được vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trước khi hoàn trả.
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định của Luật này.
Dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Ban chỉ đạo chống dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
1. Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
2. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
b) Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
...
Theo đó, thành phần Ban chỉ đạo chống dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:
- Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác.
Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
- Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác.
Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
Việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;
b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
...
Theo đó, việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;
- Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
...
2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;
c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
...
Như vậy, thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm quy định như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
- Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;
- Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?