Các hành vi bị nghiêm cấm trong Dân quân tự vệ cần lưu ý là những hành vi nào? Mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có phải tham gia Dân quân tự vệ không?
Trường hợp nào thì sẽ bị đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ và ai có thẩm quyền quyết định việc này?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về việc những trường hợp sẽ bị đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ như sau:
"Điều 12. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ
2. Đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;
b) Bị khởi tố bị can;
c) Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
d) Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ."
Theo đó, những trường hợp sẽ bị đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ như sau:
+ Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;
+ Bị khởi tố bị can; Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Về thẩm quyền quyết định đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định.
Mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có phải tham gia Dân quân tự vệ không? (Nguồn ảnh: Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Dân quân tự vệ cần lưu ý là những hành vi nào?
Theo Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ như sau:
"Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ
1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ."
Mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có phải tham gia Dân quân tự vệ không?
Về vấn đề chị nêu, Ban hỗ trợ không rõ người mẹ này đang là Dân quân tự vệ nồng cốt hay như thế nào. Đồng thời, trong các văn bản pháp quy cũng không có quy định trường hợp này. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
"Điều 11. Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
d) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;
đ) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
e) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;
g) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
h) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài."
Như vậy, nếu phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nồng cốt theo quy định, tức là có thể hiểu đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn nghĩa vụ rồi thì không phải tham gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên xếp loại nào thì được tiền thưởng? Mức tiền thưởng cho đảng viên được khen thưởng là bao nhiêu?
- Tổng hợp 05 mẫu báo cáo thành tích tập thể để đề xuất khen thưởng cuối năm chuẩn theo Nghị định 98?
- Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất?
- Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học hay, ý nghĩa? Nhiệm vụ của giảng viên chính là gì?
- Kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu được bố trí từ nguồn nào? 04 nguyên tắc kiểm tra hoạt động đấu thầu?