Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản tiền gửi của mình tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch trong phạm vi nào?
Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản tiền gửi của mình tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch trong phạm vi nào?
Việc sử dụng tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BTC như sau:
Quy định sử dụng tài khoản
...
đ) Không sử dụng tài khoản dự toán để tiếp nhận các khoản thanh toán do các đơn vị khác chi trả, trừ các khoản thanh toán từ tài khoản dự toán bị ngân hàng hoặc KBNN khác trả lại, các khoản nộp khôi phục dự toán và khoản thu hồi các khoản chi ngân sách, thu hồi vốn đầu tư XDCB do đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư nộp trả NSNN khi chưa quyết toán ngân sách.
2. Đối với tài khoản tiền gửi
a) Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản của mình để giao dịch trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã đăng ký với KBNN; chỉ được sử dụng trong phạm vi số dư Có của tài khoản và phải theo các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ quản lý tiền mặt, chế độ tài chính của Nhà nước.
b) Căn cứ tài khoản tiền gửi đã mở tại KBNN và số dư Có của tài khoản, các đơn vị, tổ chức lập chứng từ (Ủy nhiệm chi, Giấy nộp tiền vào NSNN, ...) để thực hiện các giao dịch thanh toán.
...
Như vậy, theo quy định, các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản tiền gửi của mình tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước.
Ngoài ra, chỉ được sử dụng trong phạm vi số dư Có của tài khoản và phải theo các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ quản lý tiền mặt, chế độ tài chính của Nhà nước.
Các đơn vị, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản tiền gửi của mình tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Chủ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước là ai?
Chủ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tài khoản
1. Nhiệm vụ
Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN (tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi), có nhiệm vụ:
a) Lập và gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến KBNN; chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản của đơn vị;
b) Chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;
c) Sử dụng mã ĐVQHNS của mình trong hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách;
d) Chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN;
đ) Kịp thời thông báo cho KBNN nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
e) Hoàn trả hoặc phối hợp với KBNN hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản của mình;
...
Như vậy, theo quy định, chủ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước có được quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức để nộp vào Ngân sách nhà nước không?
Quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BTC như sau:
Quy định sử dụng tài khoản
...
2. Đối với tài khoản tiền gửi
...
c) Căn cứ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- KBNN được quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức đó để nộp NSNN.
- Trường hợp tài khoản của đơn vị, tổ chức không đủ số dư hoặc hết số dư để trích, KBNN ghi vào sổ theo dõi riêng khoản tiền còn thiếu. Khi tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức có đủ số dư, KBNN tiếp tục trích nộp NSNN theo chế độ quy định.
d) Các đơn vị, tổ chức không được cho thuê, cho mượn tài khoản tiền gửi tại KBNN.
đ) Trường hợp đơn vị, tổ chức sử dụng tài khoản tiền gửi không phù hợp với nội dung của tài khoản đã đăng ký hoặc vi phạm thủ tục thanh toán: KBNN có quyền từ chối chi trả và trả lại chứng từ thanh toán để đơn vị, tổ chức lập lại.
e) Trường hợp đơn vị, tổ chức vi phạm chế độ tài chính, KBNN sẽ giữ lại các chứng từ thanh toán để thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Đối với tài khoản có tính chất tiền gửi
a) Thực hiện như quy định tại Khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, Kho bạc Nhà nước có được quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức để nộp vào Ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?