Các đối tượng nào thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc? Có bao nhiêu loại báo cáo công tác dân tộc và yêu cầu của từng loại báo cáo là gì?
Các đối tượng nào thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc?
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2019/TT-UBDT quy định về đối tượng thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc bao gồm:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là các bộ) có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân các cấp) có nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
- Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;
- Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc.
Báo cáo công tác dân tộc (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại báo cáo công tác dân tộc và yêu cầu của từng loại báo cáo là gì?
Về các loại báo cáo được nêu tại Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-UBDT quy định như sau:
Các loại báo cáo
1. Báo cáo định kỳ; Là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp về công tác dân tộc, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần, bao gồm báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng đầu năm và năm.
2. Báo cáo chuyên đề: Là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó về công tác dân tộc và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất: Là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường về công tác dân tộc.
Như vậy, có 03 loại báo cáo công tác dân tộc đó là: báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất. Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-UBDT có yêu cầu của từng loại báo cáo như sau:
Yêu cầu của báo cáo
1. Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng hình thức, nội dung yêu cầu của từng loại báo cáo; nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác dân tộc của cơ quan và người có thẩm quyền.
2. Đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, công khai, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu báo cáo.
3. Đảm bảo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc trong việc tổ chức triển khai, thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc là gì?
Theo Điều 14 Thông tư 01/2019/TT-UBDT quy định trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc:
Trách nhiệm thi hành
1. Các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc tổ chức triển khai, thực hiện chế độ báo cáo được quy định tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc:
a) Thông qua hệ điều hành tác nghiệp, chuyển báo cáo của các bộ, địa phương cho các vụ, đơn vị có liên quan chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo để kịp thời tổng hợp thông tin về tình hình vùng dân tộc và kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
b) Tổng hợp kết quả công tác chỉ đạo, điều hành và những vấn đề nổi cộm liên quan đến công tác dân tộc trong tuần, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tại cuộc họp giao ban hàng tuần;
c) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao.
3. Trách nhiệm của Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc:
a) Tổng hợp thông tin, xây dựng báo cáo công tác chỉ đạo điều hành định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm; báo cáo sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết công tác dân tộc hàng năm của Ủy ban Dân tộc, gửi Văn phòng Chính phủ theo quy định;
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện Thông tư; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Thông tư của các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và thông tin đến các bộ, địa phương làm căn cứ xem xét danh hiệu thi đua khen thưởng trong công tác dân tộc.
4. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì tham mưu quản lý, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chương trình, dự án: Chịu trách nhiệm xây dựng mẫu Biểu tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện của từng chính sách, chương trình, dự án theo hướng đơn giản hóa nội dung, tần suất báo cáo và đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo chính sách.
Theo đó, trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Dân tộc đó là:
- Thông qua hệ điều hành tác nghiệp, chuyển báo cáo của các bộ, địa phương cho các vụ, đơn vị có liên quan chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo để kịp thời tổng hợp thông tin về tình hình vùng dân tộc và kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tổng hợp kết quả công tác chỉ đạo, điều hành và những vấn đề nổi cộm liên quan đến công tác dân tộc trong tuần, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tại cuộc họp giao ban hàng tuần;
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?