Các doanh nghiệp viễn thông trước khi tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp viễn thông. Cho tôi hỏi các doanh nghiệp viễn thông trước khi tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Hồng Loan ở Lâm Đồng.

Các doanh nghiệp viễn thông trước khi tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Viễn thông 2009, khoản 2 Điều 116 Luật Cạnh tranh 2018 về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
d) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.
4. Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
5. Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều này.

Theo quy định trên, các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Doanh nghiệp viễn thông

Doanh nghiệp viễn thông (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% thị trường bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Vi phạm các quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
...
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiến nghị miễn trừ theo quy định của Luật Cạnh tranh nhưng không được chấp nhận trước bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% thị trường dịch vụ liên quan.
...

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Theo đó, doanh nghiệp viễn thông Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% thị trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành tập trung kinh tế không?

Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, doanh nghiệp viễn thông Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% thị trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 140.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức hỗ trợ cho các DN viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo phòng chống thiên tai được quy định thế nào?
Pháp luật
Thuê bao viễn thông có được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp viễn thông gây ra không?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
Pháp luật
Số máy được gọi là gì? Ghi nhận số máy được gọi tại đâu? Được lưu trữ tại doanh nghiệp viễn thông bao lâu?
Pháp luật
Số máy gọi là gì? Thời gian doanh nghiệp viễn thông cung cấp số liệu về số máy gọi cho Cục Viễn thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
Pháp luật
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là gì? Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Chương trình khuyến mại đối với nhãn hiệu dịch vụ viễn thông không được phép vượt quá bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
699 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào