Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào? Kế hoạch điều tra khảo sát này được xây dựng như thế nào?

Tôi có câu hỏi là các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào? Kế hoạch điều tra khảo sát này được xây dựng như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh P.T đến từ Đồng Tháp.

Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào?

Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào, thì theo quy định Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:

Nguyên tắc xác định điểm đo trong điều tra khảo sát
1. Trên đoạn sông điều tra khảo sát, bố trí tối thiểu 3 điểm đo phân bố từ cửa sông lên thượng lưu, đảm bảo khoảng cách giữa các điểm đo như sau:
a) Đối với sông ở khu vực miền Bắc, khoảng cách giữa các điểm đo từ 5 ÷ 7 km;
b) Đối với sông ở khu vực miền Trung, khoảng cách giữa các điểm đo từ 3 ÷ 5km;
c) Đối với sông ở khu vực miền Nam, khoảng cách giữa các điểm đo từ 10 ÷ 15km.
2. Các điểm đo được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).
3. Các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;
b) Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;
c) Không có dòng nhập lưu;
d) Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.

Như vậy, theo quy định trên thì các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu sau:

- Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;

- Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;

- Không có dòng nhập lưu;

- Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.

xâm nhập mặn

Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng như thế nào?

Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:

Nội dung điều tra khảo sát
1. Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát
Mục đích và yêu cầu của điều tra khảo sát là xác định được các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn).
a) Hàng năm cần xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát mặn theo nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế.
b) Lập kế hoạch khảo sát thực địa
- Kế hoạch phải đầy đủ nội dung khảo sát, bảo đảm khi hoàn thành khảo sát thực địa có đầy đủ thông tin để cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thời gian khảo sát tiến hành trong mùa cạn.
2. Công tác chuẩn bị điều tra khảo sát
a) Thu thập tài liệu phục vụ điều tra khảo sát
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.
- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.
- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.
- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).
- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).

Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng những nội dung sau: Mục đích và yêu cầu của điều tra khảo sát là xác định được các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn).

- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát mặn theo nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế.

- Lập kế hoạch khảo sát thực địa

+ Kế hoạch phải đầy đủ nội dung khảo sát, bảo đảm khi hoàn thành khảo sát thực địa có đầy đủ thông tin để cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Thời gian khảo sát tiến hành trong mùa cạn.

Trước khi điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông thì cần thu thập những tài liệu nào?

Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:

Nội dung điều tra khảo sát
2. Công tác chuẩn bị điều tra khảo sát
a) Thu thập tài liệu phục vụ điều tra khảo sát
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.
- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.
- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.
- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).
- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).

Như vậy, theo quy định trên thì trước khi điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông thì cần thu thập những tài liệu sau:

- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.

- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.

- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.

- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).

- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).

Điều tra khảo sát xâm nhập mặn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư đúng không?
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Pháp luật
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra khảo sát xâm nhập mặn
757 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra khảo sát xâm nhập mặn Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào