Các dịch vụ cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm những loại dịch vụ nào?

Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đảm bảo các quy định chung nào? Các dịch vụ cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm những loại dịch vụ nào? Câu hỏi đến từ anh T.H ở Vũng Tàu.

Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đảm bảo các quy định chung nào?

Quy định chung về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT cụ thể:

- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm các trạm định vị vệ tinh quốc gia và trạm điều khiển xử lý trung tâm được kết nối với nhau qua internet đảm bảo việc thu nhận dữ liệu được liên tục, ổn định.

- Trạm điều khiển xử lý trung tâm bao gồm trung tâm dữ liệu và phòng điều khiển được kết nối với nhau qua hệ thống mạng LAN có chức năng xử lý, tính toán, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, định vị, dẫn đường độ chính xác cao, nghiên cứu khoa học.

- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xây dựng đồng bộ, phủ trùm trên toàn quốc trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia; được tính toán xác định tọa độ thường xuyên, liên tục theo ngày trong hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF;

Được xác định giá trị trọng lực và sự biến thiên của giá trị trọng lực với chu kỳ đo lặp 10 năm/lần.

- Mô hình Geoid phục vụ cho việc xác định độ cao thủy chuẩn là mô hình Geoid được xây dựng phù hợp với lãnh thổ Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. Độ cao thủy chuẩn h = H-N (trong đó H là độ cao trắc địa, N là độ cao Geoid được nội suy từ mô hình Geoid nói trên).

- Một số trạm định vị vệ tinh quốc gia ven biển cần được liên kết với trạm hải văn gần nhất để có số liệu quan trắc mực nước biển phục vụ việc thiết lập hệ độ cao quốc gia, chính xác hóa mô hình Geoid, quan trắc sự dâng lên của nước biển.

- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải có khả năng mở rộng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính tương thích với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các hệ thống định vị, dẫn đường bằng vệ tinh hiện có trên thế giới.

Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia

Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (Hình từ Internet)

Các dịch vụ cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm những loại dịch vụ nào?

Các dịch vụ cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia tại Điều 20 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định:

- Cung cấp các dữ liệu GNSS với loại dữ liệu có giãn cách thu tín hiệu 30 giây, 15 giây, 1 giây dạng RINEX phục vụ việc xử lý sau (Post Processing) trong thời gian như quy định tại khoản 10 Điều 18 của Thông tư này.

- Cung cấp dịch vụ tính toán, xử lý các mạng lưới GNSS với độ chính xác lên tới mm trong hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF.

- Cung cấp dịch vụ tự động xử lý, tính toán trị đo GNSS cho người sử dụng dưới hình thức trực tuyến theo yêu cầu riêng.

- Cung cấp dịch vụ đo động thời gian thực trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mạng (Network RTK) như: VRS, MAX, iMAX hoặc theo trạm đơn Single Base. ..cho người sử dụng.

- Các dịch vụ được cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được sử dụng trong đo đạc, thành lập bản đồ địa hình; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; đo đạc, thành lập bản đồ địa chính; nghiên cứu khoa học và các hoạt động đo đạc và bản đồ khác.

Đặt tên trạm định vị vệ tinh quốc gia phải thỏa mãn các yêu cầu gì?

Tên trạm định vị vệ tinh quốc gia quy định ở khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định:

Đặt tên và đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia
1. Tên trạm định vị vệ tinh quốc gia gồm có tên đầy đủ và tên rút gọn. Tên đầy đủ được lấy theo địa danh của khu vực đặt trạm. Tên rút gọn gồm 04 ký tự được viết tắt từ tên đầy đủ, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Dễ nhận biết so với tên đầy đủ;
b) Không được trùng nhau trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia;
c) Không trùng với tên đã có của các điểm trong mạng lưới IGS (đối với các điểm tham gia mạng lưới trạm định vị vệ tinh của tổ chức IGS).

Theo đó, tên trạm định vị vệ tinh quốc gia gồm có tên đầy đủ và tên rút gọn.

Tên đầy đủ được lấy theo địa danh của khu vực đặt trạm.

Ngoài ra, tên rút gọn gồm 04 ký tự được viết tắt từ tên đầy đủ, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Dễ nhận biết so với tên đầy đủ;

- Không được trùng nhau trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia;

- Không trùng với tên đã có của các điểm trong mạng lưới IGS (đối với các điểm tham gia mạng lưới trạm định vị vệ tinh của tổ chức IGS).

Lưu ý:

- RINEX (Receiver Independent Exchange format): Chuẩn dữ liệu trị đo GNSS theo khuôn dạng dữ liệu ASCII được sử dụng để thuận tiện cho việc xử lý không phụ thuộc máy thu hoặc phần mềm;

- VRS (Virtual Reference Station): Trạm tham chiếu ảo;

- MAC (Master-Auxiliary Concept): Trạm chính - phụ;

- MAX: Dịch vụ cải chính sử dụng giải pháp công nghệ trạm chính - phụ;

- i-MAX: Dịch vụ cải chính sử dụng giải pháp công nghệ trạm chính - phụ có điều chỉnh;

- Single Base: Dịch vụ cải chính sử dụng giải pháp công nghệ trạm đơn.

Trạm định vị vệ tinh quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia có bao gồm hệ thống trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục không?
Pháp luật
Số liệu của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được hiểu như thế nào? Công bố số liệu của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Tại Trạm điều khiển xử lý trung tâm, cá nhân trực tiếp vận hành, bảo trì mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trong quá trình vận hành Trạm điều khiển xử lý trung tâm gặp sự cố bất thường nhân viên kỹ thuật bảo trì phải làm gì?
Pháp luật
Đặt tên trạm định vị vệ tinh quốc gia phải thỏa mãn các yêu cầu gì? Đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Các dịch vụ cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm những loại dịch vụ nào?
Pháp luật
Trạm định vị vệ tinh là gì? Việc di dời trạm định vị vệ tinh được thực hiện trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Để vận hành mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đáp ứng điều kiện gì? Mạng lưới này được vận hành theo ca trực phải không?
Pháp luật
Đơn vị vận hành mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia khi gặp sự cố bất khả kháng thì có cần phải thông báo đến cá nhân sử dụng thông tin dữ liệu của mạng lưới không?
Pháp luật
Cá nhân trực tiếp vận hành mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia là ai? Cá nhân trực tiếp vận hành mạng lưới này có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm định vị vệ tinh quốc gia
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
876 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm định vị vệ tinh quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào