Các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được tổ chức như thế nào theo Nghị định 169?
- Các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được tổ chức như thế nào theo Nghị định 169?
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội phải đáp ứng sự hài lòng của người dân đúng không?
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào theo Nghị định 169?
Các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được tổ chức như thế nào theo Nghị định 169?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 169/2024/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường như sau:
Theo đó, các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được tổ chức như sau:
(1) Việc tổ chức các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường thực hiện theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường triệu tập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường mời Bí thư đảng ủy phường, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội phường, Trưởng Công an phường, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố tham dự cuộc họp khi nội dung cuộc họp có các vấn đề liên quan.
(3) Kết luận cuộc họp liên quan đến người dân phải được đưa tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân phường (trừ thông tin thuộc bí mật Nhà nước) theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường để thông tin công khai, kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và Nhân dân biết, thực hiện.
Các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được tổ chức như thế nào theo Nghị định 169? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội phải đáp ứng sự hài lòng của người dân đúng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 169/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
1. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cho đến khi có quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân phường và các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường được phân cấp, ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Luật Thủ đô phải được thảo luận tập thể trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Tập thể quy định tại khoản này gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và công chức khác có liên quan.
4. Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường phải đáp ứng sự hài lòng của người dân, tuân thủ trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền được giao, theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại phường theo quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
5. Trưởng công an phường tham mưu, chịu sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong việc thực hiện nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội sẽ phải đáp ứng sự hài lòng của người dân, tuân thủ trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền được giao, theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội còn phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại phường theo quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào theo Nghị định 169?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 169/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội được quy định bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường được thực hiện sau đây:
+ Ủy ban nhân dân phường gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường.
Phường loại I và loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường loại III có 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân phường.
- Các công chức khác của Ủy ban nhân dân phường, gồm:
+ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường;
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Muốn sang tên sổ đỏ nhưng diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện ích thực tế thì phải làm thủ tục gì?
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?