Các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển của nhà nước hoặc có vốn góp nhà nước khi muốn đóng mới tàu biển thì sẽ lựa chọn hình thức nào?

Các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển của nhà nước hoặc có vốn góp nhà nước khi muốn đóng mới tàu biển thì họ sẽ lựa chọn hình thức nào? Đồng thời, sẽ phải chịu ràng buộc của các nguyên tắc, quy định về quy trình thủ tục ra sao? Mong được hỗ trợ.

Nguyên tắc đóng mới tàu biển quy định thế nào?

Theo Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc đóng mới tàu biển như sau:

- Việc đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.

- Tàu biển được đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Đóng mới tàu biển

Đóng mới tàu biển

Hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước

Theo Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định về hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước như sau:

- Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người bán thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người bán trực tiếp hoặc người môi giới.

- Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.

Như vậy, các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển của nhà nước hoặc có vốn góp nhà nước khi muốn đóng mới tàu biển thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nếu không được nữa thì họ mới được phép lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh.

Đóng mới tàu biển có sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?

Tại Điều 25 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định việc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:

- Phê duyệt chủ trương đóng mới tàu biển;

- Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;

- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;

- Quyết định đóng tàu;

- Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.

Thẩm quyền phê duyệt chủ trương quyết định đóng mới tàu biển?

Và tại Điều 26 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định:

Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và đầu tư công và các quy định tại điều lệ doanh nghiệp.

Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển

Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển, gồm:

- Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;

- Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;

- Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;

- Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;

- Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu

Trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển

Điều 28 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển

- Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:

+ Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;

+ Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;

+ Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;

+ Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.

- Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển:

+ Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;

+ Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.

Như vậy, việc đóng mới tàu biển có sử dụng nguồn vốn của nhà nước phải tuân thủ theo các nguyên tắc, quy trình cũng như là những hồ sơ thủ tục theo luật định.

Tàu biển sử dụng vốn nhà nước
Đóng mới tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước vẫn thiếu vốn dù đã thực hiện đấu thầu thì cần phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển của nhà nước hoặc có vốn góp nhà nước khi muốn đóng mới tàu biển thì sẽ lựa chọn hình thức nào?
Pháp luật
Thành lập cơ sở đóng mới và hoán cải tàu biển phải đáp ứng những điều kiện gì? Trình tự thủ tục ra sao?
Pháp luật
Tàu biển là gì? Hiện nay thì việc bán các tàu biển có sử dụng nguồn vốn nhà nước được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển sử dụng vốn nhà nước
1,694 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển sử dụng vốn nhà nước Đóng mới tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào