Các cơ quan nhà nước phải gửi báo cáo thống kê công chức về cơ quan quản lý công chức vào thời gian nào?
Chế độ báo cáo thống kê công chức được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2012/TT-BNV giải thích về chế độ báo cáo thống kê công chức như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan quản lý công chức” là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, được quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật Cán bộ, công chức.
2. “Cơ quan sử dụng công chức” là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý hành chính, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức.
3. “Chế độ báo cáo thống kê công chức” là các hoạt động thực hiện việc báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức theo yêu cầu của cơ quan quản lý công chức.
Theo quy định trên thì chế độ báo cáo thống kê công chức được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý công chức.
Chế độ báo cáo thống kê công chức là các hoạt động thực hiện việc báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức.
Các cơ quan nhà nước phải gửi báo cáo thống kê công chức về cơ quan quản lý công chức vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý công chức gồm những cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về cơ quan quản lý công chức như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Về chế độ báo cáo thống kê công chức
Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ quan quản lý công chức quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
2. Về quản lý hồ sơ công chức
Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ quan quản lý công chức được quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, bao gồm:
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Theo đó, cơ quan quản lý công chức bao gồm những cơ quan sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các cơ quan nhà nước phải gửi báo cáo thống kê công chức về cơ quan quản lý công chức vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định chung về chế độ báo cáo thống kê công chức như sau:
Quy định chung về chế độ báo cáo thống kê công chức
Định kỳ hàng năm, hoặc theo yêu cầu của đột xuất của Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý công chức chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc lập báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức, danh sách và tiền lương công chức của năm trước báo cáo cơ quan quản lý công chức vào ngày 31 tháng 3 của năm sau theo biểu mẫu thống nhất. Cơ quan quản lý công chức tổng hợp các báo cáo này và gửi về Bộ Nội vụ vào ngày 30 tháng 6 năm của năm sau gồm:
1. Nội dung báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức, danh sách và tiền lương công chức theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Thời điểm tính báo cáo thống kê số lượng, chất lượng, danh sách và tiền lương công chức tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm gồm:
a) Báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc gửi Vụ, (Ban) Tổ chức Cán bộ hoặc Sở Nội vụ của các cơ quan quản lý công chức trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;
b) Báo cáo của cơ quan quản lý công chức gửi Bộ Nội vụ trước ngày 30 tháng 6 của năm sau;
c) Trường hợp phải báo cáo đột xuất thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền.
3. Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức, danh sách và tiền lương công chức gửi về Bộ Nội vụ theo hai hình thức: bằng văn bản (có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức) và báo cáo điện tử qua thư điện tử theo địa chỉ: ccvc@moha.gov.vn.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc và trực thuộc lập báo cáo thống kê công chức (số lượng, chất lượng công chức, danh sách và tiền lương công chức) của năm trước báo cáo cơ quan quản lý công chức vào ngày 31 tháng 3 của năm sau theo biểu mẫu thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?