Các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc có mục tiêu là gì? Và bao gồm những gì?
- Các bên thuộc nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo cho Ban thư ký những vấn đề gì?
- Các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc có mục tiêu là gì?
- Các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa bao gồm những gì?
Các bên thuộc nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo cho Ban thư ký những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Quan điểm cơ bản
1. Để thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều 5, các bên thuộc các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và các bên khác tham gia công ước cần thông báo cho Ban thư ký Công ước về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá của quốc gia mình. Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường. Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.
2. Trong Điều 6 có đề cập đến các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại các nước Châu Phi một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đa phương.
3. Các bên sẽ huy động nguồn vốn các chương trình thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc các tổ chức phi Chính phủ, liên chính phủ, trường học, hợp tác với khả năng của mình hỗ trợ đánh giá và thực hiện các chương trình hành động.
Như vậy, các bên thuộc nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa để thực hiện nghĩa vụ của mình thì cần thông báo cho Ban thư ký về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hóa của quốc gia mình.
Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường.
Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc có mục tiêu là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
1. Mục tiêu của các chương trình hành động quốc gia là xác định các nhân tố dẫn đến sa mạc hoá và các biện pháp cần thiết để chống sa mạc hoá.
...
Như vậy, các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa có mục tiêu là xác định các nhân tố dẫn đến sa mạc hóa và các biện pháp cần thiết để chống sa mạc hóa.
Các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
...
3. Các chương trình hành động quốc gia có thể bao gồm:
a. tăng cường hệ thống dự báo ở cấp quốc gia và địa phương, cấp vùng và tiểu vùng.
b. xây dựng kế hoạch dự báo thời tiết và phòng chống khẩn cấp ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp vùng và cấp tiểu vùng.
c. xây dựng và tăng cường hệ thống an ninh lương thực bao gồm hệ thống kho tàng và tiêu thụ dặc biệt ở các vùng nông thôn.
d. xây dựng các dự án giúp cải thiện đời sống nhân dân các vùng bị khô hạn.
e. xây dựng chương trình thuỷ lợi bền vững cho chăn nuôi và trồng trọt.
4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước chương trình hành động quốc gia có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên như: xoá đói giảm nghèo, tăng cường an toàn lương thực, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài nguyên môi trường, tăng cường kiểm tra, theo dõi một cách hệ thống thuỷ văn, khí tượng, tăng cường năng lực, nân cao nhận thức của cộng đồng.
Như vậy, các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa bao gồm:
- Tăng cường hệ thống dự báo ở cấp quốc gia và địa phương, cấp vùng và tiểu vùng.
- Xây dựng kế hoạch dự báo thời tiết và phòng chống khẩn cấp ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp vùng và cấp tiểu vùng.
- Xây dựng và tăng cường hệ thống an ninh lương thực bao gồm hệ thống kho tàng và tiêu thụ dặc biệt ở các vùng nông thôn.
- Xây dựng các dự án giúp cải thiện đời sống nhân dân các vùng bị khô hạn.
- Xây dựng chương trình thuỷ lợi bền vững cho chăn nuôi và trồng trọt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?