Các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết thương da mi như thế nào? Kỹ thuật khâu vết thương da mi thực hiện ra sao?
Phẫu thuật khâu vết thương da mi được chỉ định khi nào và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II, Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết thương da mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG DA MI
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.
Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.
Phẫu thuật khâu vết thương da mi được chỉ định khi vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.
Chống chỉ định phẫu thuật khâu vết thương da mi trong trường hợp người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.
Các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết thương da mi như thế nào? Kỹ thuật khâu vết thương da mi thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết thương da mi như thế nào? Kỹ thuật khâu vết thương da mi thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết thương da mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG DA MI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
3.2. Kỹ thuật
Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.
Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.
Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.
Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi:
Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.
Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.
Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.
Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.
Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.
Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết thương da mi gồm:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
- Kỹ thuật khâu vết thương da mi thực hiện theo tiểu mục 3.2 được quy định cụ thể trên.
Theo dõi sau phẫu thuật khâu vết thương da mi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết thương da mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG DA MI
...
VI. THEO DÕI
Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.
Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.
Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.
Điều trị nội khoa:
Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).
Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).
Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).
Theo dõi sau phẫu thuật khâu vết thương da mi như sau:
- Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.
- Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.
- Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.
- Điều trị nội khoa như sau:
+ Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).
+ Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).
+ Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?