Các biện pháp tư pháp nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Có thể áp dụng bao nhiêu hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Các biện pháp tư pháp nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Có thể áp dụng bao nhiêu hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Mức tiền phạt thấp nhất được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Phạm Hưng đến từ Bình Dương

Các biện pháp tư pháp nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các biện pháp tư pháp
...
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
2. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra.
3. Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
đ) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.

Như vậy, các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

- Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 (Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm) và Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 (Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi);

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

- Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Các biện pháp tư pháp nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Các biện pháp tư pháp nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội? (Hình từ Internet)

Có thể áp dụng bao nhiêu hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Căn cứ vào Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Mức tiền phạt thấp nhất được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 77 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Như vậy, mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Pháp nhân thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua bán trái phép hóa đơn đi tù mấy năm? Mua bán trái phép hóa đơn theo pháp luật hình sự gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được giảm nhẹ hình phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại? Biện pháp cưỡng chế thi hành án nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp?
Pháp luật
Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
Pháp luật
Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được gửi giấy triệu tập để yêu cầu thi hành án hình sự trong thời gian nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
Pháp luật
Công ty trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng bao nhiêu hình phạt?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại nhận quyết định thi hành hình phạt bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cần phải làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháp nhân thương mại
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,002 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháp nhân thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào