Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được hiểu như thế nào?
Về khái niệm biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 48/2009/NĐ-CP có quy định như sau:
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.
Như vậy, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được hiểu là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo được quy định ra sao?
Cụ thể được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
...
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
...
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
...
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
...
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các biện pháp thúc đẩy của từng lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo được quy định cụ thể chi tiết.
Hợp đồng đề nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm các nội dung gì?
Theo khoản 6 Điều 15 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định thì:
Đề nghị, kiến nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
...
6. Hợp đồng đề nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm các nội dung sau đây:
a) Tác động của các quy định pháp luật hiện hành đối với nam, nữ và sự chênh lệch, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trên thực tế.
b) Nội dung của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
c) Dự báo tác động của biện pháp đối với nữ và nam sau khi được ban hành;
d) Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Theo đó, hợp đồng đề nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm các nội dung sau:
- Tác động của các quy định pháp luật hiện hành đối với nam, nữ và sự chênh lệch, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trên thực tế.
- Nội dung của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
- Dự báo tác động của biện pháp đối với nữ và nam sau khi được ban hành;
- Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?