Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký hợp đồng với bên cung cấp không?
- Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có phải là đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hay không?
- Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký hợp đồng với bên cung cấp không?
- Có những hình thức nào để cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có phải là đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hay không?
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có phải là đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;
b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là đối tượng được đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký hợp đồng với bên cung cấp không? (Hình từ internet)
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký hợp đồng với bên cung cấp không?
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp được quy định tại Điều 8 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây:
1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng.
4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại cần thực hiện việc thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.
Có những hình thức nào để cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Hình thức để cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2017/NĐ-CP bị sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2023/NĐ-CP như sau
Đăng ký tiếp cận nguồn gen
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập; xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;
...
Như vậy ,theo quy định của pháp luật thì những hình thức để cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Gửi qua đường bưu điện;
- Đăng ký điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?