Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển là gì?
- Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý khu bảo tồn biển như sau:
Quyền của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển bao gồm:
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
- Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển theo quy định của pháp luật;
- Có ý kiến đối với hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.
Nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển:
- Giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu bảo tồn biển.
Khu bảo tồn biển (hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển là gì?
Quyền của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định tại Điều 12 Nghị định 26/2019/NĐ-CP bao gồm các quyền sau:
- Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn biển triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Liên doanh, liên kết với Ban quản lý khu bảo tồn biển trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định tại Điều 13 Nghị định 26/2019/NĐ-CP bao gồm:
- Gửi kế hoạch nghiên cứu khoa học tại khu bảo tồn biển tới Ban quản lý khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày;
- Thực hiện nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
- Thông báo cho Ban quản lý khu bảo tồn biển về kết quả nghiên cứu khoa học; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có);
Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
a) Thả phao trái phép;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;
đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Chiếu theo quy định này, trường hợp cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?