Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi mới đăng ký tạm trú được không?
Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi mới đăng ký tạm trú được không?
Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi mới đăng ký tạm trú căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện
1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn.
Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Công an quản lý địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
Theo quy định trên, cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn.
Do đó, trường hợp này bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện phòng cháy và chữa cháy tại nơi tạm trú. Bạn liên hệ UBND cấp xã để đăng ký tham gia hoạt động này.
Bên cạnh đó, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
Tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy
(Hình từ Internet)
Chế độ đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chế độ đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở cụ thể ở Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
- Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
- Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
- Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
- Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
- Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
- Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
Cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy có được bồi dưỡng, huấn luyện không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
...
Như vậy, cá nhân tình nguyện tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy có thể được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?