Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không?

Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên được ưu tiên ở lĩnh vực nào? Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không? - Câu hỏi của anh Thiên (Kiên Giang)

Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được ưu tiên ở lĩnh vực nào?

hop-tac-quoc-te-trong-phong-chong-thien-tai

Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên được ưu tiên ở lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 38 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:

Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai
1. Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.
2. Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
4. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai.

Theo đó, hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai cần đảm bảo nguyên tắc sau:

– Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.

– Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai.

– Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai.

Như vậy, căn cứ trên quy định ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn; hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai.

Hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 39 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
1. Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.
2. Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
3. Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
4. Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng, chống thiên tai.

Theo đó, hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai bao gồm những nội dung sau:

– Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.

– Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.

– Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.

– Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng chống thiên tai.

Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai có được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam hay không?

Theo Điều 41 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có quyền sau đây:
a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
b) Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
c) Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, căn cứ trên quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó thiên tai tại Việt Nam như sau:

(1) Quyền:

– Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

– Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

– Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.

(2) Nghĩa vụ:

– Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Như vậy, cá nhân nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp khi tham gia hoạt động ứng phó thiên tai tại Việt Nam.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?
Pháp luật
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
477 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào