Cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bị phạt bao nhiêu?
- Cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bị phạt bao nhiêu?
- Giám đốc công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký không?
- Thời hiệu xử phạt cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký là bao lâu?
Cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động phòng, chống thiên tai không có giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký đã hết hạn.
Và theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
...
Như vậy, cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký đối với việc tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giám đốc công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến: 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến: 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 25.000.000 đồng đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
Do đó, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam.
Thời hiệu xử phạt cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?