Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái có bị phạm pháp không?
- Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái có bị phạm pháp không?
- Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chánh thanh tra Bộ Lao động có quyền xử phạt cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề không?
Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái có bị phạm pháp không?
Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái có bị phạm pháp không, căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
...
Theo đó cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái sẽ vi phạm pháp luật theo quy định trong lĩnh vực lao động.
Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái có bị phạm pháp không? (Hình từ Internet)
Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm a khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
…
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Theo đó cá nhân lợi dụng danh nghĩa nghĩa dạy nghề để dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Ngoài ra buộc cá nhân lợi dụng danh nghĩa nghĩa dạy nghề để trục lợi phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
Chánh thanh tra Bộ Lao động có quyền xử phạt cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề không?
Chánh thanh tra Bộ Lao động có quyền xử phạt cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề không, căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
…
Theo đó Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định.
Ngoài ra Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV.
Như vậy Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có thẩm quyền xử phạt cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề dụ dỗ người học nghề tham gia vào hoạt động sai trái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
- Thế chấp quyền sử dụng đất khi chưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bị xử phạt vi phàm hành chính bao nhiêu tiền?
- Nhiệm kỳ của Trưởng thôn do ai quy định? Nhiệm kỳ Trưởng thôn hiện nay tối thiểu bao nhiêu năm?
- Mẫu Bảng công khai thông tin hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán?