Cá nhân làm việc ở Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được xem là viên chức hay không? Quỹ có quyền thực hiện các hoạt động cho vay hay không?
Người làm việc tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được xem là viên chức hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010, khái niệm "viên chức" được hiểu như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, viên chức là người làm việc theo hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời cần lưu ý trường hợp cá nhân làm việc theo hợp đồng làm việc thì sẽ là viên chức, còn làm việc theo hợp đồng lao động được xác định là người lao động
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, tư cách pháp nhân của Qũy đầu tư phát triển địa phương được quy định cụ thể như sau:
Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Quỹ đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. HFIC thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của HFIC thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định trên thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, do đó không phải đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ những quy định trên có thể thấy người làm việc tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được xem là viên chức.
Người làm việc tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được xem là viên chức hay không? (Hình từ Internet)
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có quyền thực hiện các hoạt động cho vay hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương cụ thể như sau:
Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
b) Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
c) Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định trên, có thể thấy Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quyền thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư, tuy nhiên phải đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện theo quy định cụ thể đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Nghị định này.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quyền thực hiện những hoạt động pháp luật cho phép trong phạm vi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương cụ thể như sau:
Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
...
2. Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
b) Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
c) Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
d) Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
đ) Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương khi thực hiện một số hoạt động như huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác - nhận ủy thác, phát hành trái phiếu,... cụ thể như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?