Cá nhân, hộ gia đình cam kết với chính quyền địa phương nhưng không thực hiện thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Cá nhân, hộ gia đình cam kết với chính quyền địa phương nhưng không thực hiện thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trường hợp này phải căn cứ cụ thể vào đối tượng cam kết là đối tượng nào thì mới có thể xác định được hành vi đó có vi phạm hay không. Nếu chỉ đơn thuần là vi phạm cam kết nhưng hành vi đó pháp luật không quy định chế tài xử lý thì cũng không thể xử phạt.
Ví dụ 1: Trong dịp tết Nguyên Đán cơ quan nhà nước tiến hành ký cam kết với các hộ gia đình để các hộ gia đình cam kết không đốt pháo hoa (các loại pháo nổ) nhưng rất nhiều hộ gia đình vẫn không thực hiện cam kết mà tự ý đốt các loại pháo nổ.
Hành vi này vi phạm cam kết và hành vi này cũng có quy định xử phạt vi phạm hành chính tại tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Do đó, những người không thực hiện cam kết và có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ 2: Để bảo vệ môi trường một số địa phương đã tiến hành ký cam kết với các hộ gia đình về việc hạn chế sử dụng bao ni-lông. Tuy nhiên, rất nhiều hộ gia đình sau khi ký cam kết vẫn sử dụng bao ni-lông thường xuyên. Việc này vi phạm cam kết, nhưng về mặt quy định xử phạt thì lại không có chế tài nào xử lý đối với hành vi sử dụng túi ni-lông. Do đó, không thể xử lý đối với những hộ vi phạm cam kết, trừ khi trong nội dung cam kết có quy định hình thức xử lý khi không thực hiện cam kết.
Như vậy, có thể thấy, việc xác định có thể xử lý đối với việc không thực hiện cam kết với chính quyền địa phương hay không còn phải tuỳ vào đối tượng cam kết là đối tượng nào hoặc phải căn cứ vào nội dung của cam kết để xem trong nội dung cam kết có quy định trách nhiệm khi không hoàn thành cam kết hay không.
Cam kết với chính quyền địa phương nhưng không thực hiện (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
- Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
- Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
- Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?