Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ được thực hiện như thế nào?
Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ được thực hiện như thế nào?
Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ được thực hiện như thế nào, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 76 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Chuyển giao tài sản góp vốn
1. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng tài sản được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì thành viên làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản.
2. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng xác lập quyền khác đối với tài sản giữa thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được lập thành văn bản, ghi rõ thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
b) Giấy chứng nhận phần vốn góp phải ghi rõ thời hạn hưởng quyền;
c) Thành viên không phải chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Như vậy cá nhân góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản.
Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã có được góp vốn bằng tiền mặt hay không?
Cá nhân góp vốn cho hợp tác xã có được góp vốn bằng tiền mặt hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo quy định thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Như vậy thì cá nhân có thể góp vốn cho hợp tác xã bằng tiền mặt là Đồng Việt Nam.
Cá nhân sau khi góp vốn cho hợp tác xã họ có được nhận Giấy chứng nhận phần vốn góp hay không?
Cá nhân sau khi góp vốn cho hợp tác xã họ có được nhận Giấy chứng nhận phần vốn góp hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
2. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
d) Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ.
Như vậy cá nhân sau khi góp vốn cho hợp tác xã, thì hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?