Cá nhân đã có thời gian truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống 20 năm thì có được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú không?
- Cá nhân đã có thời gian truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống 20 năm thì có được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú không?
- Cơ quan nào có quyền xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú?
- Cá nhân hoạt động truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có những nghĩa vụ gì?
Cá nhân đã có thời gian truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống 20 năm thì có được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú không?
Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Hình từ internet)
Theo Điều 6 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
2. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
3. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Căn cứ quy định trên thì cá nhân đã có thời gian truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống 20 năm đáp ứng một trong những tiêu chuẩn được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Bên cạnh đó, cá nhân cần đáp ứng thêm 03 tiêu chuẩn sau đây thì mới được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, gồm:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật.
Cơ quan nào có quyền xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú?
Theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
..
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng bảo đảm chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
b) Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này;
c) Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
d) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình hội đồng có thẩm quyền;
đ) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
...
Theo đó, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú là cơ quan có quyền xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Cá nhân hoạt động truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 3 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ;
3. Không ngừng hoàn thiện tri thức và kỹ năng;
4. Tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng;
5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về di sản văn hóa.
Căn cứ trên quy định cá nhân hoạt động truyền dạy di sản văn hóa thuộc loại hình Lễ hội truyền thống được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có những nghĩa vụ gồm:
- Không ngừng hoàn thiện tri thức và kỹ năng;
- Tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?