Cá nhân có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm để làm tài sản bảo đảm theo quy định hiện nay hay không?
Cá nhân có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm để làm tài sản bảo đảm hay không?
Định nghĩa về tiền gửi tiết kiệm được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
2. Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.
...
Theo đó, tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Tại Điều 13 Thông tư 48/2018/NĐ-CP có quy định về việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm như sau:
Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm
Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Như vậy, cá nhân có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Cá nhân có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm để làm tài sản bảo đảm theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm có được quy định trong quy định nội bộ của tổ chức tín dụng không?
Nội dung về quy định nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 20 Thông tư 48/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Quy định nội bộ
1. Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi tiết kiệm của tổ chức tín dụng phù hợp với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
2. Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm và phải bao gồm tối thiểu các quy định sau:
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm, trong đó phải có tối thiểu các nội dung: nhận tiền, ghi sổ kế toán việc nhận tiền gửi tiết kiệm; điền đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 7 vào Thẻ tiết kiệm; giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền;
b) Chi trả tiền gửi tiết kiệm, trong đó phải có tối thiểu các nội dung: nhận Thẻ tiết kiệm; ghi sổ kế toán; chi trả gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm;
c) Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm;
d) Chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm;
đ) Xử lý các trường hợp rủi ro theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
e) Thiết kế, in ấn, nhập xuất, bảo quản, kiểm kê, quản lý Thẻ tiết kiệm;
g) Biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp tổ chức tín dụng thông báo cho người gửi tiền khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
h) Nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử (áp dụng đối với tổ chức tín dụng thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử).
Như vậy, việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm sẽ được quy định trong quy định nội bộ của tổ chức tín dụng. Hơn nữa đây còn là một trong các nội dung tối thiểu phải có trong quy định nội bộ.
Có thể đem tiền gửi tiết kiểm để làm tài sản cầm cố đi vay ngân hàng không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định như sau:
Những nhu cầu vốn không được cho vay
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
b) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
7. Để gửi tiền.
Như đã nói thì cá nhân có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm (thể hiện dưới dạng thẻ tiết kiệm).
Nếu cá nhân thực hiện vay vốn không nhằm các mục đích theo quy định vừa nêu trên thì có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm để vay ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?